Truy xuất nguồn gốc lâm sản có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc khai thác và sử dụng các sản phẩm có xuất xứ từ rừng. Vậy truy xuất nguồn gốc lâm sản là gì? Có những quy định nào về việc quản lý và truy xuất nguồn gốc? Hãy cùng WINTEM tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết hôm nay nhé!
Mục Lục Bài Viết
Truy xuất nguồn gốc lâm sản là gì?
Truy xuất nguồn gốc lâm sản là quá trình xác định nguồn gốc, quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm gỗ bằng phương pháp mã hóa thông tin. Thông qua truy xuất nguồn gốc, doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan quản lý có thể dễ dàng kiểm tra thông tin của lâm sản.
Quy trình truy xuất thông tin lâm sản bắt đầu từ việc đánh dấu sản phẩm với mã số/dấu hiệu duy nhất; theo dõi quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến và vận chuyển sản phẩm; lưu trữ thông tin trên hệ thống.
Thực trạng ngành lâm sản Việt Nam
Lâm sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn đóng góp lớn của ngân sách quốc gia và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, ngành lâm sản Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều thách thức và vấn đề cần được giải quyết:
Tình trạng khai thác rừng trái phép: Trong thời gian qua, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng khai thác rừng trái phép. Điều này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như sạt lở đất, làm giảm sự đa dạng sinh học và lâm sản, đe dọa trực tiếp đến môi trường sinh thái.
Sản lượng lâm sản chưa phát huy đầy đủ tiềm năng: Sản lượng lâm sản của Việt Nam vẫn chưa đạt đủ tiềm năng vì những nguyên nhân như kế hoạch khai thác rừng chưa hiệu quả, kỹ thuật khai thác và chế biến lâm sản còn lạc hậu, đặc biệt là có hạn chế lớn về vốn đầu tư và công nghệ.
Chất lượng lâm sản chưa cao: Chất lượng lâm sản còn nhiều tồn tại nhiều vấn đề bất cập nên gây ra nhiều khó khăn trong quá trình xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Thị trường lâm sản đang thay đổi: Khi con người ngày càng quan tâm và bảo vệ rừng thì các doanh nghiệp cũng phải thay đổi cách thức khai thác và công khai thông tin của lâm sản để có được sự tin tưởng của người dùng.
Để giải quyết những vấn đề trên, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống truy xuất nguồn gốc lâm sản để đảm bảo tính minh bạch và giá trị của sản phẩm lâm sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Lợi ích khi áp dụng truy xuất nguồn gốc lâm sản
Truy xuất nguồn gốc là một phần không thể thiếu trong ngành lâm sản vì nó vừa hỗ trợ bảo vệ tài nguyên rừng lại vừa cung cấp thông tin minh bạch cho các bên có liên quan. Dưới đây là một vài lý do phải truy xuất nguồn gốc lâm sản:
Bảo vệ tài nguyên rừng: Truy xuất nguồn gốc đảm bảo tính bền vững trong việc khai thác rừng, tránh tàn phá rừng quá mức dẫn đến môi trường sinh thái bị ảnh hưởng.
Đảm bảo chất lượng: Quy trình truy xuất theo dõi sản phẩm từ khi khai thác đến khi tới tay người tiêu dùng, đảm bảo lâm sản luôn đạt các tiêu chuẩn về chất lượng ở tất cả các khâu.
Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng: Truy xuất lâm sản cung cấp tất cả thông tin liên quan đến quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ lâm sản, qua đó giúp người tiêu dùng dễ dàng tra cứu và tìm hiểu về sản phẩm.
Tăng lợi thế cạnh tranh: Những doanh nghiệp ứng dụng truy xuất nguồn gốc lâm sản sẽ tăng lợi thế cạnh tranh và có được hình ảnh uy tín trên thị trường, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả ngành lâm sản.
Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề
Truy xuất nguồn gốc thủy sản là gì? LỢI ÍCH và quy trình
Sử dụng tem truy xuất nguồn gốc nông sản có lợi ích gì
Tem truy xuất nguồn gốc thực phẩm LOẠI NÀO TỐT hiệu quả
Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
Tại Điều 42 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành có các nội dung như sau:
Đối với khai thác lâm sản:
- Việc chấp hành quy định của pháp luật trước khi khai thác; chấp hành quy định của pháp luật trong và sau quá trình khai thác; hồ sơ, tài liệu liên quan đến khai thác lâm sản;
- Đối với gỗ đã khai thác được vận xuất, vận chuyển về bãi tập trung: thực hiện kiểm tra về số lượng, khối lượng, loại gỗ, số hiệu gỗ, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này;
- Đối với lâm sản ngoài gỗ: kiểm tra về số lượng, khối lượng, tên loài, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này.
Đối với vận chuyển lâm sản:
- Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Mục 2, Mục 3 Chương III Thông tư này;
- Lâm sản hiện có trên phương tiện vận chuyển.
Đối với cơ sở chế biến, mua bán gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ:
- Hồ sơ lâm sản theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này;
- Lâm sản hiện có tại cơ sở;
- Việc lưu trữ hồ sơ lâm sản.
Đối với lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh:
- Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 17 và Mục 3 Chương III Thông tư này;
- Lâm sản hiện có tại cửa khẩu.
Đối với cơ sở nuôi, chế biến mẫu vật các loài động vật rừng:
- Hồ sơ động vật rừng gây nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư này;
- Động vật rừng đang nuôi.
Đối với nơi cất giữ lâm sản
- Hồ sơ lâm sản tại nơi cất giữ theo quy định tại Điều 32 Thông tư này;
- Lâm sản hiện có tại nơi cất giữ.
Hy vọng Wwin.com.vn đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về truy xuất nguồn gốc lâm sản thông qua bài viết hôm nay. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến quy trình hoặc tem truy xuất nguồn gốc thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nhé!