Để xuất khẩu thủy sản vào các thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Nhật,… thì sản sản phẩm của doanh nghiệp phải trải qua nhiều bước kiểm tra nghiêm ngặt và thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản theo đúng quy định.
Mục Lục Bài Viết
Truy xuất nguồn gốc thuỷ sản là gì
Truy xuất nguồn gốc thủy sản là khả năng nhận diện một đơn vị sản phẩm thủy sản qua từng công đoạn trong quá trình sản xuất, cung cấp thông tin của mọi quá trình trong chuỗi cung ứng thủy sản: tìm kiếm con giống, trang trại, trừ dịch bệnh, thu hoạch, chế biến, vận chuyển cho tới khi đưa ra thị trường.
Thực tế về truy xuất nguồn gốc thủy sản hiện nay
Để khắc phục “thẻ vàng” cảnh cáo thủy sản của Cộng đồng Châu u (EC), những địa phương ven biển đã triển khai công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc đối với thủy sản.
Theo đó, tàu đánh cá xa bờ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về ghi chép nhật ký khai thác theo Luật Thủy Sản, Tuy nhiên, việc ghi chép nhật ký bằng giấy gây ra rất nhiều khó khăn trong lúc thực hiện.
Đối với doanh nghiệp thu mua thủy sản thì chỉ mới thực hiện truy xuất từ giai đoạn thu mua trên đất liền, còn việc truy xuất từ điểm đánh cá vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Hiện nay, không chỉ EC mà các thị trường nhập khẩu thủy sản khác như Mỹ, Nhật, Hàn,…. cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt về việc kiểm tra chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nhanh chóng áp dụng truy xuất nguồn gốc thủy sản nếu muốn phát triển tại những thị trường này.
Tham khảo thông tư truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm ngành thuỷ sản
Dưới đây là một số quy định cụ thể về truy xuất nguồn gốc thủy sản mà bạn nên biết:
Điều 5. Truy xuất nguồn gốc
Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra, giám sát
1. Thông báo thu hồi: Cơ quan kiểm tra, giám sát theo phân công quản lý tại Điều 4 Thông tư này có văn bản yêu cầu cơ sở thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi lô hàng xuất không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Văn bản thông báo thu hồi phải đảm bảo các thông tin sau về lô hàng xuất:
a) Tên cơ sở có trách nhiệm phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi lô hàng xuất;
b) Thông tin nhận diện lô hàng xuất phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi (chủng loại, mã số nhận diện, khối lượng);
c) Lý do phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi;
d) Phạm vi và thời hạn phải thực hiện thu hồi.
2. Triển khai thu hồi: Sau khi nhận được thông báo thu hồi, cơ sở tiến hành việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi như sau:
a) Nhận diện lô hàng xuất thông qua hệ thống truy xuất nguồn gốc được cơ sở thiết lập;
b) Xác định lô hàng xuất và phạm vi phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi;
c) Lập kế hoạch thu hồi lô hàng xuất gửi Cơ quan kiểm tra, giám sát thẩm định và đề nghị hỗ trợ việc thu hồi lô hàng xuất (nếu cần);
d) Thực hiện thu hồi và áp dụng biện pháp xử lý đối với lô hàng xuất bị thu hồi;
đ) Báo cáo kết quả gửi Cơ quan kiểm tra, giám sát sau khi kết thúc việc thu hồi và xử lý lô hàng xuất bị thu hồi.
3. Cơ quan kiểm tra, giám sát tổ chức thẩm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm của cơ sở trong trường hợp cần thiết.
Lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc thuỷ sản và quy trình
Áp dụng tem truy xuất nguồn gốc thủy sản sẽ mang lại những lợi ích như:
- Người tiêu dùng: dễ dàng truy xuất thông tin của sản phẩm, từ đó yên tâm hơn khi mua và sử dụng thủy sản.
- Doanh nghiệp: quản lý an toàn thực phẩm, an toàn môi trường,… trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng.
- Cơ quan chức năng: khi có sự cố xảy ra thì nhanh chóng tìm được nguyên nhân ở công đoạn nào, từ đó có được phương án xử lý phù hợp và kịp thời.
- Ngành thủy sản: tạo dựng sự tin tưởng và uy tin cho ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu thủy sản vào các thị trường khó tính.
- Thị trường: Ngăn chặn hành vi làm giả, làm giả, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Quy trình
Đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc thủy sản sẽ thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Khảo sát
Khảo sát về quy mô khai thác, nhật ký đánh bắt thủy sản, quá trình thu mua, chế biến, bảo quản và phân phối đến người tiêu dùng.
Bước 2: Xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc thủy sản
Thiết lập từng công đoạn, từng thời điểm của quá trình hình thành, chế biến và phân phối thủy sản.
Bước 3: Xây dựng biểu mẫu
Đơn vị cung cấp giải pháp sử dụng biểu mẫu để thu thập thông tin về quá trình khai thác, chế biến, bảo quản và vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
Bước 4: Thiết kế phần mềm truy xuất
Dựa trên quy trình và biểu mẫu được thiết lập, đơn vị cung cấp sẽ xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản phù hợp.
Bước 5: Hướng dẫn sử dụng phần mềm
Sau khi thiết kế xong phần mềm thì đơn vị cung cấp giải pháp tiến hành hướng dẫn và đào tạo để khách hàng có thể sử dụng dễ dàng.
Bước 6: Triển khai và bảo hành
Đơn vị cung cấp triển khai phần mềm vào thực tế, hỗ trợ bảo hành và nâng cấp nếu doanh nghiệp có nhu cầu.
Quy định
Quy định về truy xuất nguồn gốc ở thị trường EU
Quy định dựa trên 5 yếu tố quan trọng của hệ thống truy xuất nguồn gốc là: an toàn thực phẩm, bảo mật, chất lượng và ghi nhãn, quản lý chuỗi cung ứng và phát triển bền vững.
- Quy định EC 2065/2001 (EC2605), ngày 22/11/2001
- Quy định EC số 178/2002 (EC178) ngày 28/01/2002
- Quy định EC số 853/2004 (EC853), ngày 29/4/2004
- Quy định EC số 854/2004 (EC854), ngày 29/4/2004
- Quy định EC số 882/2004 (EC882), ngày 29/4/2004
- Quy định EC số 404/2011 (EC404), ngày 8/4/2011
- Quy định EC số 1379/2013 (EC1379), ngày 11/12/2014
Quy định về truy xuất nguồn gốc ở thị trường Nhật Bản
Quy định truy xuất nguồn gốc thủy sản được dựa trên các luật sau:
- Luật An toàn thực phẩm cơ bản.
- Luật ghi nhãn sản phẩm.
- Kiểm soát an toàn thực phẩm.
- Tiêu chuẩn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
- Hệ thống tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS).
Phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản
Phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản là một phần mềm có tính năng quản lý, theo dõi nguồn gốc xuất xứ, quy trình chế biến, phân phối các sản phẩm thủy sản, đảm bảo chất lượng và tăng tính minh bạch trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Hiện nay, phần mềm truy xuất nguồn gốc được nhiều người sử dụng là app Wincheck do công ty WINTEM xây dựng và phát triển. Wincheck sở hữu những ưu điểm nổi bật như:
- Quét mã vạch Barcode và QR code.
- Xác thực hàng chính hãng nhanh chóng.
- Truy xuất thông tin sản phẩm đầy đủ, chi tiết.
- Kết nối trực tiếp với người dùng và đẩy mạnh doanh thu.
- Thông báo chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng một cách dễ dàng.
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến chủ đề truy xuất nguồn gốc thủy sản, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với WinTem theo thông tin liên hệ dưới đây nhé!
Xem thêm các chủ đề liên quan
QUY ĐỊNH về quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản ở Việt Nam
Lợi ích tem truy xuất nguồn gốc nông sản
Tìm hiểu về Tem truy xuất nguồn gốc thực phẩm LOẠI NÀO TỐT