Chuỗi cung ứng thuỷ sản là gì? Tình hình xuất khẩu thuỷ sản

chuỗi cung ứng thuỷ sản

Nước ta có tiềm năng lớn về nguồn lợi thuỷ sản, sau đại dịch đất nước cũng chú trọng phục hồi và phát triển lại chuỗi cung ứng thuỷ sản, tạo cho ngành hàng này có nhiều chuyển biến tốt.

Chuỗi cung ứng thủy sản là gì?

Chuỗi cung ứng thuỷ sản là một quá trình dài, từ khâu đánh bắt/nuôi trồng, chế biến, vận chuyển, phân phối ra thị trường và kết thúc khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Trong chuỗi cung ứng thì mỗi thành viên là khách hàng của người trước và là nhà cung cấp cho người sau, vì vậy tuy mỗi quá trình là độc lập với nhau nhưng nó có sự liên kết và tác động qua lại.

Để đạt được mục đích cuối cùng là nhận được sự hài lòng của khách hàng, buộc tất cả các giai đoạn trong quá trình đều phải được chú trọng.

Chuỗi cung ứng ngành thủy sản là gì?
Chuỗi cung ứng ngành thủy sản là gì?

Thực trạng chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam

Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam hiện nay

Việt nam có bờ biển dài hơn 3.260 km với 112 cửa sông, lạch đổ ra biển cùng với hàng nghìn đảo lớn nhỏ. Thuỷ sản là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước. Tuy nhiên, song song đó là những thách thức và khó khăn về việc nuôi trồng, đánh bắt hay chế biến đưa đến tay người tiêu dùng.

Đánh bắt thuỷ sản

Hiện nay, khai thác thủy sản còn mang nhiều yếu tố bất cập, rủi ro và không bền vững. Mặc dù số lượng tàu thuyền đánh bắt tăng rất nhanh, nhưng chủ yếu là những tàu có công suất nhỏ, phục vụ đánh bắt gần bờ, gây sức ép rất lớn đến khu vực gần bờ.

Số lượng tàu thuyền có công suất lớn (trên 90 CV) chỉ chiếm 20%, vỏ tàu chủ yếu là vỏ gỗ, hầm tàu không bố trí kho lạnh, tủ đông; không có dây chuyền sơ chế, bảo quản sản phẩm nên giá trị sản phẩm không cao. Bên cạnh đó, cơ sở hạn tầng phục vụ cho việc đánh bắt cũng chưa được đầu tư,

Hơn nữa, nghề cá của nước ta còn manh mún, mang tính hộ gia đình tự phát, quy mô nhỏ lẻ, thủ công. Chưa chú trọng đầu tư về bảo quản và sơ chế nên chất lượng sản phẩm thấp, khó quản lý và hiệu quả không cao.

Với sự nỗ lực đầu tư và những chính sách thúc đẩy phát triển cho ngành thuỷ sản sau dịch bệnh Covid 19. Tình hình đánh bắt thuỷ sản ở nước ta có nhiều khởi sắc.

Với những chính sách nhằm khuyến khích ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển như: hỗ trợ vay vốn đầu tư tàu thuyền công suất lớn, hỗ trợ nhiên liệu, thiết bị liên lạc, bảo vệ ngư dân khi đánh bắt xa bờ, đặc biệt là những khu vực giáp biên giới,…

Đầu tư ngân sách cho xây dựng cơ cấu hạ tầng phục vụ cho đánh bắt thuỷ sản, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá. Do đó, toàn ngành đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thắng lợi nổi bật và ấn tượng.

Nuôi trồng thuỷ sản

Đánh bắt và nuôi trồng là bước đầu tiên của chuỗi cung ứng thuỷ sản. Nước ta có hệ thống sinh thái đa dạng, hàng triệu hecta đất ngập nước, rừng ngập mặn, tiềm năng là vô cùng lớn.

Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta, với sản lượng duy trì ở mức ổn định. Tuy nhiên, cũng còn một số điều cần khắc phục để phát triển bền vững hơn trong tương lai, trở thành nước đứng đầu trong khu vực.

Những vấn đề như biến đổi khí hậu, chi phí thức ăn cao, chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát, thiếu con giống, kỹ thuật nuôi trồng, dịch bệnh, năng suất còn thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn,…

Với sự nỗ lực của dân và địa phương, những thách thức về nuôi trồng thuỷ sản đã ngày càng được cải thiện. Hình thành vùng nuôi tập trung, cơ sở hạ tầng, kiểm soát chất lượng con giống, tăng cường kiểm soát dịch bệnh, có những chính sách hỗ trợ cho người nuôi trồng, mở cửa thị trường,…

Những điều này đã giúp cho sản lượng và cả chất lượng nuôi trồng thuỷ sản của nước ta ngày càng phát triển.

Chế biến thuỷ sản

Việt Nam gia nhập vào nhiều tổ chức quốc tế hơn, cùng với những ưu đãi về thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, mang lại nhiều cơ hội cho chuỗi cung ứng thuỷ sản nước ta.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam cũng phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Bởi sau dịch bệnh, các quốc gia đều chú trọng đến an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ, các thị trường ngày càng khó tính hơn.

Thực trạng chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam
Thực trạng chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Do ảnh hưởng của hậu Covid 19 và tình hình chiến tranh Nga – Ukraine ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới, chuỗi cung ứng thuỷ sản của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng sâu rộng.

Với những khó khăn, thuế chống bán phá giá tôm và cá tra tại thị trường Hoa Kỳ, sự đang nỗ lực cải thiện để được EC gỡ bỏ thẻ vàng IUU. Giá cước vận chuyển quốc tế chưa có xu hướng giảm, giá nguyên nhiên vật liệu vẫn còn diễn biến phức tạp.

Cùng với đó là thiếu đơn hàng, đối mặt với sự lạm phát và suy thoái kinh tế từ nhiều quốc gia, trong đó có những đối tác lớn của Việt Nam. Làm cho xuất khẩu thuỷ sản của nước ta gần đây giảm mạnh.

Tháng 1/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 600 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cá tra giảm 50%, tôm giảm 46%, cá ngừ giảm 32%; riêng mực, bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng dương 4% và các loài cá biển khác tăng 6%…

Tuy nhiên theo các nhà kinh tế, thuỷ sản là mặt hàng thực phẩm thiết yếu nên không thể suy giảm quá mạnh như may mặc, những tháng cuối năm nay sẽ có nhiều khởi sắc. Ngoài ra, sự hoạt động trở lại của thị trường Trung Quốc cũng hy vọng mang lại nhiều khởi sắc.

Trong bối cảnh đó, quan trọng là doanh nghiệp thủy sản cần đảm bảo sức khỏe tài chính để duy trì sản xuất ổn định, sẵn sàng nguồn nguyên liệu khi thị trường tiêu thụ hồi phục có thể đáp ứng nguồn cung.

Một số hoạt động của chuỗi cung ứng thủy sản

Khai thác/ nuôi trồng

Đây là giai đoạn đầu tiên trong chuỗi cung ứng thuỷ sản. Đảm bảo lượng thủy sản thu hoạch phải chất lượng, khỏe mạnh và không vượt quá lượng nhiễm các chất độc hại theo quy định.

Chế biến

Các loại thủy sản sau khi được thu hoạch sẽ được đem đi chế biến, sản xuất thành phẩm và tung ra thị trường để phục vụ người tiêu dùng. Tuy nhiên các thành phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường và đối tác nhập khẩu mới có thể được lưu thông.

Các chứng nhận về tiêu chuẩn này trong toàn bộ chuỗi cung ứng thủy sản cũng góp phần nâng cao uy tín, sức cạnh tranh của doanh nghiệp đặc biệt là thủy sản xuất khẩu.

Phân phối và xuất khẩu

Các hoạt động phục vụ phân phối và xuất khẩu thủy sản tại các doanh nghiệp đều được thực hiện đúng quy định của các thị trường xuất khẩu. Quy trình vận chuyển và xuất khẩu được thực hiện nhờ sự hỗ trợ bởi các công ty giao nhận uy tín.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng ngành thủy sản

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng ngành thủy sản
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng ngành thủy sản
  • Tăng cường sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các giai đoạn của chuỗi cung ứng.
  • Tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hoá, tạo dựng thương hiệu thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo Luật An toàn thực phẩm.
  • Áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào mọi quy trình của chuỗi, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Tăng cường kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm trên cơ sở chủ động sẽ hạn chế được sự thay đổi các quy định đến hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng thủy sản.
  • Nhà nước ta cần bạn hành nhiều chính sách khuyến khích ngư dân an tâm bám biển, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xuất khẩu thuỷ sản.
  • Mở rộng ngoại giao, tìm kiếm nhiều thị trường xuất khẩu tiềm năng.

Để vực lại ngành xuất khẩu thuỷ sản của nước ta, yêu cầu mọi giai đoạn trong chuỗi cung ứng thuỷ sản đều phải tích cực đổi mới và phát triển. Áp dụng kỹ thuật tiến bộ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *